Có nhiều bà mẹ trẻ gửi thư đến mục Bé Yêu của SuperSilk để hỏi xung quanh các vấn đề tã cho trẻ sơ sinh:
- Khi nào mẹ cần thay tã cho bé?
- Mẹ có nên cho bé mặc tã 24/7?
- Khi con bị hăm tã mẹ làm thế nào?
- Thương hiệu tã nào sử dụng tốt?”
Mình muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm của bản thân để giải đáp phần nào các thắc mắc về tã của các mẹ bỉm sữa trong bài viết hôm nay
I. Khi nào bạn cần thay tã cho bé?
Nguyên tắc cơ bản khi thay tã cho trẻ sơ sinh là kiểm tra lượng nước tiểu trong tã. Khi tã ướt, bạn nên thay tã ngay.
Thời điểm trước và sau khi cho bé ăn cũng như sau khi bé ngủ dậy thường là lúc bé sẽ đi vệ sinh nên bạn chú ý kiểm tra thay tã cho bé.
Trong tháng đầu sau khi sinh, chỉ khoảng 2-3 tiếng là bạn nên thay tã mới dù cho bé có cho ra “sản phẩm” hay không mẹ nhé. Đặc biệt, nếu bé đi đại tiện, mẹ nên thay tã ngay, không cần phải chờ “đủ” 2 tiếng mới hành động. Vì vậy trung bình một ngày trẻ sơ sinh cần được thay 10-12 chiếc tã.
Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiêu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể và loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì lúc này dinh dưỡng chính cho bé là từ sữa.
II. Có nên cho bé mặc tã mọi lúc trong ngày?
Các mẹ nên cho da bé có thời gian được “thở” trong ngày. Thường thì sau khi thay tã sạch xong, mình không đóng tã liền cho Silk mà để cho nàng thoái mái “thả rong mông” chừng 5-10 phút. Những lúc thế này Silk nhà mình rất thích. Việc này vừa giúp mông bé khô thoáng hoàn toàn trước khi đóng tã mới, vừa giảm tình trạng rôm sảy, hâm đỏ cho bé.
Nếu có thể, những lúc bé chơi mà có bạn giám sát nhé, bạn nên tranh thủ cho bé để mông trần. Kinh nghiệm của mình là lót thêm một miếng lót cao su trên giường hoặc nơi bé chơi. Lỡ có “tình huống bất ngờ” bạn kịp thời xử lý, dọn dẹp dễ dàng hơn.
III. Khi con bị hăm tã, mẹ xử lý thế nào?
Khi bé mặc tã dơ trong một khoảng thời gian dài, vùng da quanh mông và bộ phận sinh dục của bé sẽ hăm đỏ, nổi rôm sảy, khiến bé bức bối khó chịu, nhiều khi la khóc nữa.
Những lúc thế này, trước hết mẹ nên rửa nước ấm vùng da hăm đỏ một cách nhẹ nhàng, lau thật khô bằng khăn mềm và để cho da bé “thở” một lúc.
Mẹo nhỏ của mình là mỗi khi Silk bị hăm tã, mình cắt ổ khoa, bỏ hết hột, đem luộc ổ khoa thật nhừ để lấy nước. Dùng nước ổ khoa âm ấm rửa vùng hậu môn cho bé rất hiệu nghiệm, đem lại cảm giác thoáng mát, giảm sưng tấy rõ rệt.
Sau đó mình sức kem chống hăm tã Bepanthen – được chiết xuất từ nhao thai cừu, hoàn toàn lành tính, an toàn cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh mà giá cả phải chăng nữa (khoảng 50k/tuýp). Bạn thoa một lớp thiệt mỏng lên vùng da bị hăm rồi đóng tã mới cho bé. Bạn lưu ý bóp nhẹ ống kem do vỏ tuýp kem dạng cứng nên khi lỡ bóp kem ra hơi nhiều mà không dùng hết gây lãng phí.
Lần nào Silk bị hăm tã, mình cũng áp dụng các bước đơn giản trên. Ngày hôm sau, Silk giảm hẳn hăm đỏ nhiều lắm. Lưu ý là các mẹ đừng dùng phấn rôm nhé! Phấn rôm rất độc, khiến bít lỗ chân lông da bé, gây tình trạng hăm đỏ, rôm sẩy nặng hơn.
IV. Hãng tã nào chất lượng tốt?
Silk nhà mình đã thử qua rất nhiều thương hiệu tã: Goon, Moony, Pampers, Huggies… Cuối cùng, Silk “tự chọn” cho mình tã Merries. Tã Merries nổi bật hơn so với các hãng khác bởi chất liệu xốp cực kì mềm mại, thấm thút tốt, chống tràn cao, đặc biệt thiết kế thông minh thông báo khi tã dơ qua vòng đổi màu.
Ưu điểm này mình rất thích bởi bạn không cần phải vạch tã bé ra xem có dơ không mà chỉ cần nhìn màu sắc vòng màu bên ngoài tã. Khi tã dơ, vòng sẽ chuyển từ vàng sang xanh. Silk gần 1 tuổi nhưng mình vẫn tiếp tục xài Merries bới Silk nhà mình rất hợp với sản phẩm Nhật, mặc tã Merries Silk rất ít bị hăm.
Các hãng khác tuy giá tiền có rẻ hơn so với Merries nhưng chất liệu cứng, không mềm mại và thoáng bằng, chống tràn theo mình cũng không thể so sánh với Merries. Silk từng bị hăm rất nặng khi dùng những loại tã khác nên mình chỉ trung thành với Merries mà thôi.
Mỗi bé cơ địa khác nhau nên thích hợp với từng loại tã khác nhau. Bí quyết là mẹ cứ cho bé thử qua tất cả các hãng tã để xem con mình phù hợp với loại nào nhất nhé!
V. Một số lỗi cơ bản về tã mẹ cần lưu ý
a. Mua tã không đúng kích thước mông bé
Nhiều mẹ hay có thói quen mua trừ hao size tã, cho bé mặc tã lớn hơn một size. Việc này không những làm bé không thoải mái còn khiến bé vận động khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nguy cơ bị tràn ra ngoài nếu bé “đi nặng” cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
b. Vệ sinh không cẩn thận trước khi mặc tã mới
Các mẹ cần lau chùi cẩn thận cho bé trước khi thay tã mới. Bạn chú ý lau xung quanh bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi mới lau quanh hậu môn, đặc biệt là các bé gái. Nếu bạn làm ngược lại, vi khuẩn từ vùng hậu môn có thể gây viêm nhiễm phần bộ phận sinh dục của bé.
Bạn càng kì lưỡng vệ sinh cho con bao nhiêu thì con sẽ khoẻ mạnh bấy nhiêu
c. Da bé còn ướt mà đóng tã
Các mẹ nên cho da bé có thời gian được “thở” sau khi được lau chùi rồi mới đóng tã mới. Bạn nên để cho các bé thoái mái “thả rong mông” chừng 5-10 phút để khô thoáng hoàn toàn, nguy cơ hăm tã sẽ được hạn chế.
d. Chần chừ thay tã mới
Mình hiểu cám giác khi thấy chiếc tã vẫn còn chưa dơ lắm mà lại uổng phí thay một cái mới. Đừng tiết kiệm những thứ không đáng để rồi hậu quả nghiệm trọng hơn. Khi bé mặc tã dơ trong một khoảng thời gian dài, vùng da quanh mông và bộ phận sinh dục của bé sẽ hăm đỏ, nổi rôm sảy. Lúc này bé sẽ khó chịu, kén ăn, chán chơi…còn đáng lo hơn tiền mua 1 cái tã mới nhé.
e. Không phân loại khăn của bé
Khăn dùng để lau mông và bộ phận sinh dục phải được phân biệt rõ ràng với những loại khăn khác.
Chuyện nhỏ nếu không để ý sẽ thành chuyện lớn. Khăn dùng để vệ sinh phần dưới của bé phải được đánh dấu riêng biệt. Không thế lấy khăn lau mông để lau mặt, chùi miệng bé được nhé! Mẹ càng kì lưỡng bao nhiêu thì bé sẽ càng ít bệnh bấy nhiêu nhe.
Vài dòng chia sẻ kinh nghiệm nho nhỏ, hi vọng độc giả bỉm sữa của SuperSilk phần nào hiểu thêm về công cuộc thay tã mỗi ngày cho con mình đúng cách hơn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Giờ mình đi thay tã cho Silk đây! Ị thúi quá hahaha 😆
Để lại một bình luận