Mình đang ở tháng thứ tư của thai kì, tức đã trải giai qua giai đoạn ba tháng đầu “hành xác” của người sắp làm mẹ. Tại sao mình lại dùng từ “hành xác” ở đây? Bên cạnh niềm hạnh phúc được lên chức, sự náo nức đón chào thành viên mới của gia đình, người phụ nữ trong giai đoạn mang thai phải trải qua rất nhiều hi sinh và đau khổ 🙁
Em bé xuất hiện như một vật thể lạ đối với cơ thể bạn. Vì vậy theo lẽ tự nhiên, cơ thể người phụ nữ sẽ tìm cách chống trả lại “vật thể lạ” xâm nhập đó. Những biểu hiện phổ biến nhất trong ba tháng đầu là cảm giác mệt mỏi, lúc nào cũng buồn ngủ, luôn có cảm giác đói, dị ứng với mùi lạ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thường xuyên buồn đi tiểu… Tất cả là do cơ thể người mẹ sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi, gia tăng hormone và kích thước tử cung tăng đáng kể.
Ngoài những biểu hiện trên, một số bà mẹ còn gặp phải tình huống bi kịch hơn như nổi mụn bọc khắp người, sốt cao, nám mặt sạm da hoặc nổi dị ứng…Mình rơi vào trường hợp nổi dị ứng khi mang thai. Không bị buồn nôn hoặc dị ứng với mùi lạ, thói quen ăn uống của mình bình thường không hề bị ảnh hưởng nhưng mình lại nổi những chấm đỏ gây ngứa li ti khắp người. Tìm đủ mọi cách từ tham khảo phương thuốc trên mạng cho đến gặp bác sĩ tư vấn kê thuốc, mình không hề thuyên giảm. Một đêm của mình chắc dài hơn người bình thường rất nhiều, thức giấc từ 4 đến 5 lần vì quá ngứa không thể ngủ được. Ban đầu những nốt đỏ nổi trên ngực, lan dần ra bụng và tay chân, đặc biệt di chuyển với tốc độ chóng mặt khi bị “gãi” điên cuồng. Đứng trước gương, không ít lần mình bật khóc vì khó chịu, mặc cảm, ngứa ngáy, ăn không ngon ngủ không yên mà không có cách nào chữa trị. Tìm đến những diễn đàn dành cho các bà mẹ, mình hiểu được mình không phải là trường hợp duy nhất và thấu hiểu sự khổ sở của những bà mẹ khác 🙁 Đây là một tháng bi kịch nhất cuộc đời mình.
Tuy nhiên, bên cạnh mình luôn có mẹ và chồng yêu thương chăm sóc. Cuối cùng, mẹ mình cũng tìm được phương thuốc dân gian thần kì thông qua kinh nghiệm của một người bạn. Chính là CỎ MỰC (hay còn gọi cỏ nhọ nồi), một loại cỏ dại, mọc hoang ở nhiều nơi, có vị chua, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, cầm máu, giải độc, trị viêm và dị ứng.
Cách dùng
Các bạn có thể tìm mua cỏ mực ở ngoài chợ tại quầy bán lá thuốc nam để xông hơi hoặc có thể dặn người bán hái giúp mình (trong trường hợp không bán). Mẹ mình mua ngay 300gr cỏ mực về đâm nát, giã nhuyễn, lọc lấy nước. Một ngày mình sức nước cỏ mực 3 lần lên những chỗ bị dị ứng, để khô tự nhiên, không nên tắm nước lại nếu không có việc ra ngoài. Theo kinh nghiệm của mình, bạn chỉ nên tắm lai sau 30-60ph để nước thuốc thấm vào người, còn buổi tối bạn nên sức thuốc rồi đi ngủ, để sáng mai hãy tắm lại nhé. Như vậy thuốc sẽ phát huy tối đa tác dụng hơn.
Tác dụng
Do cỏ mực có vị chua, tính mát nên khi sức lên vết dị ứng, bạn sẽ thấy hơi rát rát vì vết thương đang được sát trùng. Ban đầu, mộtđêm bạn có thể thức dậy từ 3-4 lần do thuốc hết tác dụng và ngứa lại. Mỗi lần như vậy bạn phải chịu khó sức tiếp và để khô tự nhiên rồi đi ngủ tiếp nhe 🙁 (Mình hiểu nỗi khổ này). Các vết ngứa sẽ giảm hẳn và mờ dần sau khoảng 2 tuần điều trị. Bây giờ thì mình đã hết hẳn, chỉ dưỡng lại da cho mềm mịn thôi ;).
Cách bảo quản
Bạn có thể để cỏ mực tươi vào tủ lạnh, dùng đến đâu thì đâm giã đến đó. Hoặc bạn đâm giã lấy nước, cho vào chai nhỏ một lần rồi bỏ vào tủ lạnh dùng dần.
Lưu ý:
- Cỏ mực có màu rất đen nên các bạn nên chọn quần áo mặc khi sức thuốc xong tối màu, khăn lau tối màu để dễ giặt giũ 😉
- Cỏ mực ban đầu có màu đen tuyền, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu đất nhưng công dụng không bị ảnh hưởng nhé.
- Bạn nên chuẩn bị một cây cọ nhỏ quét thuốc lên người thay vì sức thuốc trực tiếp bằng tay để tránh ăn màu lên móng tay nhé.
- Khi tắm lại bạn nên sử dụng bông tắm kì cọ nhẹ nhàng lên cơ thể để rửa sạch lớp thuốc khỏi người nếu không bạn sẽ hi sinh rất nhiều khăn tắm bị xỉn màu.
- Do nước cỏ mực màu đen đậm và có độ bám rất cao nên mình khuyên các bạn nên chịu khó chà rửa sàn nhà tắm sau mỗi lần sức thuốc, nếu để sau một tuần sẽ rất khó chùi rửa.
- Có một số người cho rằng nên đăm cỏ mực tươi uống thay vì bôi ngoài da. Nhưng theo mình, với các bà mẹ đang mai thai chỉ nên sức nước thuốc ngoài da mà thôi vì an toàn cho mình và con nhé.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng lá khế chua đăm lấy nước sức thay cho cỏ mực trong trường hợp không tìm được. Lá khế chua cũng có tác dụng trị ngứa tốt nhưng không hiệu quả bằng nhé.
- Bên cạnh việc dùng nước thuốc, các bạn nên hạn chế ăn hải sản, bò, gà hoặc những thực phẩm dễ gây ngứa. Từ từ thử lại một ít mỗi ngày sau khi khỏi hẳn nhé.
Với một số kinh nghiệm bầu bì của mình trong ba tháng đầu, hi vọng các bạn nào sắp làm mẹ như mình sẽ bớt bị hành xác hơn khi mắc chứng dị ứng trong lúc mang thai nhe.
Hải Phong
Mình mang thai được 8 tuần 2 ngày. Khoảng tuần thứ 6 thì bắt đầu bị nooit mề đay mẩn ngứa mà chủ yếu ở mặt và cổ thôi. Đi siêu âm bs cho uống sắt thì nó ngứa nhiều hơn, nổi khắp mặt nhìn rất ghê huhuhu.
Mẹ Silk
Bạn thử dùng cỏ mực theo bài viết mình hướng dẫn xem có bớt không nhé! Mẹ bầu nào cũng phải hi sinh một chút nhan sắc trong lúc mang thai hết hì hì. Mong mẹ tròn con vuông bạn nhé.
Mẹ Silk